Nguồn:
yeudulich.vnNgười
Đà Nẵng ở xa đều có thể kể vanh vách hàng trăm món ăn khoái khẩu chỉ có ở quê nhà. Món bánh canh, bánh bèo, bánh lọc, bánh tráng chẳng phải là món cao sang, nổi tiếng khắp cả nước để được tôn vinh là đặc sản, nhưng với người Đà Nẵng, những món đó là độc nhất vô nhị, được chế biến theo những kiểu cách riêng. Có đi đâu, ở đâu cũng thèm được quay về, ăn một bữa cho đã miệng.
Người Đà Nẵng ở xa đều có thể kể vanh vách
hàng trăm món ăn khoái khẩu chỉ có ở quê nhà. Bánh canh Bánh canh có thể được nấu từ bột gạo, bột mì, nhưng phổ biến hơn cả là bột lọc (làm từ củ sắn). Sắn được gọt bỏ vỏ, cho vào máy nghiền. Bã sắn được lọc qua nhiều lần nước, chỉ giữ lại tinh bột để cho ra thứ bột trắng đục, gặp nước lạnh thì chảy ra, gặp nước nóng thì vón đặc lại.
Sợi bánh canh thường to gần bằng chiếc đũa, dài và dai. Ăn bánh canh phải “vừa ăn, vừa thổi” vì chỉ khi bắt đầu ăn, sợi bánh mới được thả vào nồi nước đang sôi sùng sục. Nếu không, bánh sẽ nở to, đặc queo.
Nước lèo có thể được nấu từ tôm, thịt, xương heo, chả… Riêng với bánh canh cá, thịt cá luôn được rim rất kỹ, thấm gia vị và thơm lừng. Bởi vậy, ngoài vị ngọt của nước, vị dai của sợi bánh, người ăn còn thưởng thức những miếng cá được kho đến keo lại, mặn mặn, cay cay.
Bánh tráng ướt, bánh tráng kẹpMón bánh canh, bánh bèo, bánh lọc, bánh tráng chẳng phải là món cao sang Bánh tráng nướng chấm tương thì hầu như nơi nào cũng có. Nhưng món bánh tráng ướt, bánh tráng kẹp là độc chiêu của riêng Đà Nẵng. Bánh tráng sau khi được phơi khô, giòn qua nắng, lại được nhúng vào nước lạnh cho mềm và đặt lên lò lửa than. Người nướng phải thật sự nhanh tay và “chai” với lửa để không bị nóng. Lật qua, trở lại trên lửa hai, ba lần, quệt nhanh ít bò khô vào mặt bánh rồi cuộn lại, rắc thêm chút hành phi, món bánh tráng ướt đã ra lò. Món này phải được ăn ngay khi đang nóng hổi.
Bánh tráng kẹp lại là sự kết hợp giữa bánh giòn và bánh mềm. Tương tự quy trình làm bánh ướt nhưng thay vì cuộn lại, bánh được kẹp với một cái bánh tráng nướng bình thường. Giữa hai loại bánh này có vài miếng bò khô nhỏ. Để ăn bánh tráng kẹp, “đồ nghề” không thể thiếu là một cây kéo để cắt bánh thành từng lát vừa miệng. Kết hợp nước nắm hay tương ớt với những loại bánh này là “không ăn”. Thứ nước chấm sền sệt, có đủ ngọt, mặn, cay, thơm được người bán cho biết “có đủ thứ gia vị”, bao gồm cả xì-dầu, mắm, muối, ớt, bột ngọt, đường, mè, bột năng.
Bánh Tôm Ở
Đà Nẵng, nhiều người vẫn không mê lắm với món bánh tôm nhưng khi đã thưởng thức thì chắc chắn lần sau sẽ quay lại và khi đã quay lại thì sẽ có thêm nhiều bạn bè cùng đi.
Ăn kèm với bánh tôm còn có các loại rau sống gồm một ít xà lách, một ít rau húng, rau ngò, sợi búp chuối trắng thái mỏng. Những thứ rau trên được bảo đảm an toàn về nguồn gốc, được nhặt sạch, rửa kỹ, trộn đều với nhau.
Ngoài rau, nguyên liệu ăn kèm còn có đu đủ và cà rốt xắt lát mỏng trộn đều ngâm dấm chua ngọt tạo ra màu sắc “bắt mắt”. Bánh ngon không thể thiếu nước chấm. Nước chấm là loại nước mắm được pha chế vừa miệng, đảm bảo đúng vị chua ngọt, có vị cay cay của ớt, vị vàng vàng của tỏi xay. Khi cuốn, cần có bánh tráng gạo tráng mỏng, dùng cuốn ngoài chiếc bánh. Muốn chiếc bánh ăn vừa miệng, khi gói không nên gói dày cũng đừng quá mỏng để khi ăn có thể xuýt xoa cảm nhận hết độ thơm giòn của chiếc bánh và đảm bảo màu sắc đẹp.
Nhưng với người Đà Nẵng, những món đó là độc nhất vô nhị, Bánh bèo, bánh ướt, bánh lọc Người
Đà Nẵng thường ăn chơi, hoặc ăn bánh bèo, bánh ướt, bánh lọc thay cơm. Sáng, trưa, chiều, tối, bạn đều có thể tìm được các hàng quán bán mấy món trên.
Bánh lọc được gói trong lá chuối. Khi ăn, mùi lá chuối dậy thơm cùng mùi bột lọc nóng hổi, khiến một người khỏe ăn có thể chén tới vài chục chiếc bánh. Còn bánh bèo (thường gọi là bánh bèo tai) và bánh ướt được bày chung trong đĩa, mà phải là đĩa thiếc ăn mới ngon, rồi được rắc nhân lên trên. Nhân bánh là tôm, cá được sấy khô trên than hồng cho hết mùi tanh. Khi bỏ vào miệng ăn thấy vị bùi bùi, béo béo. Nước mắm của bánh bèo không mặn, được pha chế cùng nhiều ớt, tỏi, đường, bột ngọt và chanh.
Thực khách ngồi chồm hổm quanh gánh bánh, vừa ăn vừa húp thứ nước mắm có vị ngọt thanh và thơm hương chanh, thỉnh thoảng kề đĩa cho người bán: “Cho con thêm chút mắm”, “Vắt thêm chút chanh dì ơi”! Mắm dùng cho bánh lọc mặn hơn, không có vị chua, chỉ xắt thêm vào đó mấy lát ớt đỏ, ớt xanh chứ không pha chế kỹ như mắm bánh bèo.
Người Đà Nẵng thường ăn chơi, hoặc ăn bánh bèo, bánh ướt, bánh lọc thay cơm. Nhiều người nhờ người thân ở ngoài này gửi bánh lọc, bánh bèo vào tận Sài Gòn ăn, cho thỏa lòng mong nhớ. Bởi giữa Sài Gòn mà tìm được chỗ bán mấy món đó theo đúng hương vị Đà Nẵng còn khó hơn tìm kim dưới biển.
Không riêng Đà Nẵng mới có những món bánh này nhưng ăn những món bánh này ở
Đà Nẵng có vị rất khác. Có thể được du nhập vào Đà Nẵng rồi có những biến thái nhất định để phù hợp khẩu vị của người Quảng nên những món bánh ấy bao giờ cũng đủ vị chua, cay, mặn, ngọt như đầy đủ sắc thái của cuộc sống.
Vẫn còn nhiểu đặc sản Đà nẵng đang chờ bạn khảm phá. Hãy click vào Ẩm thực Đà Nẵng nhé.