Diễn đàn cho dân du lịch bụi
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Diễn đàn cho dân du lịch bụi

Cùng đi, cùng chia sẻ...
 
Trang ChínhLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 
Rechercher Advanced Search
Similar topics
Latest topics
» Cuối tuần đến Phố đi bộ Hồ Gươm - vừa chơi game vui, vừa rinh Tour Hạ Long với 1 đống quà
Du Lịch An Giang EmptyThu May 24, 2018 3:02 am by tourcoach02

» Hi cả nhà, kết bạn chu du nha
Du Lịch An Giang EmptyThu May 24, 2018 2:55 am by tourcoach02

» SIM ĐI DU LỊCH NƯỚC NGOÀI
Du Lịch An Giang EmptyTue May 22, 2018 8:01 pm by VietHang2303

» Cẩn thận cà phê G7 giả tại nha trang
Du Lịch An Giang EmptyThu May 17, 2018 2:38 am by nguyenduytuan

» Hồ Thủy Quái – Khu tham quan câu cá giải trí lý tưởng cuối tuần tại Đà Lạt
Du Lịch An Giang EmptySun May 13, 2018 10:20 pm by Nguyen Binh

» Thông báo: diễn đàn du lịch bụi chuyển nhà
Du Lịch An Giang EmptyMon Jul 30, 2012 10:52 pm by Admin

» hi!Các bạn
Du Lịch An Giang EmptySun Jul 29, 2012 1:02 pm by thinkofluv

» Đi phan thiết , đi cùng tui hý hý:D
Du Lịch An Giang EmptyFri Jul 27, 2012 12:57 am by quynhmom

» dự định đi du lịch bụi sài gòn đà nẵng
Du Lịch An Giang EmptyWed Jul 25, 2012 10:43 pm by tieuthu_codon_0889

Liên kết
Tài Trợ


 

 Du Lịch An Giang

Go down 
Tác giảThông điệp
diemhoang124
Binh nhất
Binh nhất



Tổng số bài gửi : 6
Join date : 25/08/2010

Du Lịch An Giang Empty
Bài gửiTiêu đề: Du Lịch An Giang   Du Lịch An Giang EmptyMon Oct 04, 2010 3:15 am

AN GIANG
Diện tích: 3,406.2 km2
Dân số: 2,210.4 triệu người.
Đơn vị hành chính: gồm TP Long Xuyên, TX Châu Đốc và 9 huyện: An Phú, Châu phú, Châu Thành, Chợ Mới, Phú Tân, Tân Châu, Thoại Sơn, Tịnh Biên, Và Tri Tôn.
An Giang – vùng đất biên cương nằm phía tây bắc ĐBSCL, nơi đón nhận dòng nước đầu tiên của hai con sông Tiền và Sông Hậu. Phía Tây bắc của tỉnh giáp Campuchia, tây nam giáp tỉnh Kiên Giang, nam giáp Tp Cần Thơ, đông giáp tỉnh Đồng Tháp. Đây là địa phương có rừng núi trên vị thế đồng bằng với nhiều danh lam thắng cảnh (núi Sam, khu du lịch núi Cấm, rừng tràm Trà Sư,…), di tích lịch sử (miếu Bà Chúa Xứ, lăng Thoại Ngọc Hầu, khu lưu niệm Chủ Tịch Tôn Đức Thắng….) và lễ hội, nổi tiếng nhất là vía Bà Chúa Xứ Núi Sam, đua bò Bảy Núi cùng đặc sản cá linh, mùa nước nổi, gỏi sầu đâu, mắm thái Bà Giáo Khỏe…
1 Đường đến An Giang
* Đường bộ

Du khách có thể đến với An Giang băng hai tuyến:
- Từ TPHCM theo quốc lộ 1 đến TP Cần Thơ, rẽ về quốc lộ 91A khoảng 230km.
- Từ TPHCM theo quốc lộ 1 đến cầu Mỹ Thuận, rẽ về quốc lộ 30 theo hướng Tây Nam Bộ khoảng 189km.
* Đường thủy
Hiện nay đã có chuyến tàu cao tốc đi từ TPHCM đến Châu Đốc và ngược lại.
- Tuyến TPHCM – Châu Đốc: xuất phát tại TPHCM lúc 8h vào các ngày thứ 3, thứ, thứ 7.
- Tuyến Châu Đốc – TPHCM: xuất phát tại Châu Đốc lúc 8h vào các ngày thứ 2, thứ 4, thứ 6.
Mỗi cuộc hành trình kéo dài khoảng 6h.
2 Thắng cảnh – tuyến điểm
Thắng cảnh
* Khu lưu niệm chủ tịch Tôn Đức Thắng.

Khu lưu niệm tọa lạc tại ấp Mỹ An, xã Mỹ Hòa Hưng, TP Long Xuyên, bao gồm nhiều công trình như: nhà lưu niệm, đền thờ, nhà trưung bày về cuộc đời và sự nghiệp của Chủ Tịch Tôn Đức Thắng. Đặc biệt là ngôi nhà lưu niệm thòi niên thiếu của Chủ Tịch Tôn Đức Thắng. Nhà được xây dựng năm 1887, theo lối kiến trúc hình chữ Quốc, nền sàn lót ván, mái lợp ngói ống rộng hơn 150m2. Ngôi nhà lưu niệm đã được Bộ Văn Hóa Thông Tin ra quyết định xếp hạng năm 1984. Đt (84 – 76) 385 1310
* Khu di tích Tức Dụp Đồi Tức Dụp (Tức Dụp theo tuyến Khmer nghĩa là “nước đêm”) cao khoảng 300m nằm ở phía Tây chân núi Cô Tô và núi Thất Sơn, thuộc địa phận xã An Tức, huyện Tri Tôn, cách TP Long Xuyên 62km (theo quốc lộ 91 đến ngã 3 lộ tẻ, rẽ trái vào tỉnh lộ 948). Trên đồi là chi chít những hang động và các tầng đá kết thành những lò ảng (hang trên núi) ăn luồng nhau như tổ ong tạo nên 1 địa thế vô cùng hiểm trở. Vì thế Tức Dụp được chọn làm căn cứ địa của quân và dân An Giang trong suốt cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Ngày nay, tức dụp trở thành một điểm du lịch hấp dẫn du khách trong và ngoài nước đến tham quan và thưởng ngoạn. ĐT: (84 – 76) 377 1003
* Thành cổ Óc - Eo
Thành cổ Óc Eo (Óc Eo là tên gọi do nhà khảo cổ học người Pháp Luis Malleret đăt) là một thương cảng sầm uất thời trung đại bị chìm dưới lòng đất, được nhà khảo cổ Francois Malleret tiến hành khai quật vào ngày 10 tháng 2 năm 1944. Di chỉ này hiện nay thuộc vùng núi Sập – Ba Thê, huyện Thoại Sơn, cách TP Long Xuyên 30km về phía Tây Nam.
* Đền thờ Quản Cơ Trần Văn Thành
Quản cơ Trần Văn Thành (1818 – 1873) là người lãnh đạo cuộc khởi nghĩa chống Pháp ở Láng Linh - Bảy Thưa (1867 – 1873). Đền do con trai cả Đức Cố Quản là Trần Văn Nhu xây dựng vào năm 1897 tại thị Trấn Thạnh Mỹ Tây, huyện Châu Thành, tỉnh An Giang, cách TP Long Xuyên khoảng 35km theo quốc lộ 91.
* Chùa Xà Tón (Xvay Ton)
Là di tích kiến trúc nghệ thuật được Bộ Văn Hóa Thông Tin chùa có nét kiến trúc thanh nhã uyển chuyển, hoa văn chạm khắc giản dị. Chùa được xây dựng cách nay trên 300 năm và được trùng tu nhiều lần, nhưng vẫn giữ nguyên sự giản dị và giàu chất thơ trong kiến trúc tổng thể. Chùa tọa lạc tại trung tâm thị trấn Tri Tôn cách TP Long Xuyên 62km (đi theo quốc lộ 91 rẽ trái vào tỉnh lộ 948).
* Khu Du Lịch Núi Sam
Cách TP Long Xuyên khoảng 60km đi về hướng Tây theo quốc lộ 91 là nơi ngự trị của ngon núi mà ai cũng muốn tìm về đó là Núi Sam. Núi Sam thuộc xã Vĩnh Tế, cách thị xã Châu Đốc 5km, cao 284m.
Khu du lịch là sự kết hợp hài hòa giữa vẻ đẹp thanh dị của thiên nhiên cùng với sự độc đáo của các công trình kiến trúc địa phương như Miếu Bà Chúa Xứ, chùa Tây An, lăng Thoại Ngọc Hầu…
ĐT: (84 – 76) 386 2151
* Miếu Bà Chúa Xứ Miếu được xây dựng vào khoảng năm 1820 – 1825, đã trải qua nhiều lần trùng tu nâng cấp miếu được xây dựng với qui mô lớn như ngày nay là vào năm 1972. Lễ vía Bà là lễ hội cấp quốc gia diễn ra từ ngày 20 đến 27 âm lịch hàng năm, thu hút trên 2 triệu lượt khách gần xa đến cúng bái, tham quan.
Với những đặc điểm đó, ngày 25/05/2008 khu di tích được xác nhận và cúp lưu niệm kỷ lục Việt Nam với danh hiệu “ngôi miếu lớn nhất Việt Nam” và “Tượng bà bằng sa thạch xưa và lớn nhất Việt Nam” do trung tâm sách kỹ lục Việt Nam ghi nhận.
*Lăng Thoại Ngọc Hầu.
Thoại Ngọc Hầu tên thật là Nguyễn Văn Thoại (1761 – 1829), làm quan dưới chiều Nguyễn, là người có công lớn trong việc khai hoang lập ấp, đào kinh đắp đường và bảo vệ vùng đất Tây Nam. Lăng Thoại Ngọc Hầu là một công trình đồ sộ, kiến trúc nghệ thuật đẹp cổ kính nằm cách miếu Bà Chúa Xứ 20m. Lăng Thoại Ngọc Hầu phỏng theo lăng mộ quí tộc nhà Nguyễn, trang nghiêm hài hòa với thiên nhiên.
*Chùa Tây An
Từ thị xã Châu Đốc đi đến chân núi Sam, nhìn lên hướng núi thấy một ngôi chùa mang dáng dấp của những ngôi chùa Ấn Độ, đó là chùa Tây An. Chùa được xây dựng năm 1847, thuộc xã Vĩnh Tế, thị xã Châu Đốc. Kiến trúc chùa là sự ảnh hưởng giữa văn hóa bản địa (Việt Nam) và văn hóa Iaslam vùng Tiểu Á, với màu sắc sặc sỡ nhưng hài hòa, nổi bật trên vách đá xanh thẩm.
*Chùa Hang (Phước Điền Tự)
Đây là một trong 4 di tích văn hóa lịch sử của núi Sam, được bộ văn hóa xếp hạng, nằm cách miếu Bà Chúa Xứ khoảng 1km. chùa cất lưng chừng trên sườn núi, nhìn từ các hướng hướng nào cũng đẹp – một vẻ đẹp thanh cao góp phần quyến rủ du khách thập phương. Đặc biệt trong chùa có một hang đá tự nhiên mát lạnh sâu đến 20m.
*Chùa Giồng Thành
Rời TP Long Xuyên đến thị trấn Tân Châu, theo quốc lộ 91, qua phà Châu Giang, đi tiếp 5km là tới chùa Giồng Thành. Chùa tọa lạc tại xã Long Sơn, huyện Phú Tân, tỉnh An Giang. Chùa Giồng Thành được xây dựng vào năm 1875, theo hình chữ song hỷ, có 3 gian: chánh điện, nhà giảng, hậu tổ. Chùa đẹp bề thế, có hành lang, mái vòm theo kiến trúc Ấn Độ.
*Làng Chăm và Thánh đường hồi giáo Mu Ba Răk (chùa Chăm)
Làng Chăm bên bờ tả sông hậu, nơi có khoảng 13000 người Chăm sinh sống, tất cả đều theo đạo Hồi giáo chính thống. Trong các nghề sinh sống của người Chăm, đáng chú ý nhất là nghề dệt. Sản phẩm chính là thổ cẩm, khăn trải bàn, túi xách, xà rông, và các quà lưu niệm khác.
Thánh đường là nơi người Chăm hành đạo. Thánh đường Mu Ba Răk tạo lạc tại xã Phú Hiệp, huyện Phú Tân, được xem là một thánh đường đẹp, có kiến trúc mang nét đặc thù của đạo Hồi với cổng chính hình vòm cong, trước sân rộng, tháp trên nóc hình bầu dục, bên trong là biểu tượng hình trăng lưỡi liềm và ngôi sao.
*Khu DL Lâm Viên Núi Cấm Núi cấm nằm trong dãy Thất Sơn ở Miền Tây Nam Bộ, thuộc xã An Hảo, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang, cách TP Long Xuyên 65km, theo quốc lộ 91. Núi cao 716m, cao nhất , lớn nhât và đẹp nhất trong dãy Thất Sơn. Đỉnh núi là nơi hấp dẫn nhất. Hấp dẫn bởi sự huyền bí, kỳ ảo của mây, trời, non, nước, của những công trình kiến trúc đồ sộ tiêu biểu là pho tượng Phật Di Lặc đã cuốn hút không ít khách thập phương.
Khu du lịch Lâm Viên núi Cấm có diện tích khoảng 100ha nằm trên chân núi về hướng Đông, có môi trường sạch và xanh với khu rừng cây ăn trái, cũng với các dịch vị vui chơi giải trí đa dạng.
ĐT: (84 – 76) 376 0125
*Khu du lịch hồ Thoại Sơn
Là một trong những thắng cảnh thiên nhiên tuyệt mỹ của vùng Bảy Núi, nằm tại số 1 Lê Lợi, Đông Sơn II, thị trấn núi Sập, huyện Thoại Sơn, An Giang cách TP Long Xuyên 29km theo đường tỉnh lộ 943.
DDT: (84 – 76) 222 7991 – 2227990
*Hồ Xoài So
Hồ nằm cách thị Trấn Tri Tôn 5km. phong cảnh thiên nhiên nơi đây hoang dã với diện tích khoảng 400.000 m2. Xung quanh hồ là rừng nguyên sinh, nhiều điểm tham quan dã ngoại, hấp dẫn.
*Làng cá bè trên sông
Nằm trên sông Châu Đốc và Hậu Giang là những làng nổi trù phú, thơ mộng, tạo nên một nét sinh hoạt độc đáo về văn hóa, đặc thù về kinh tế, hấp dẫn du khách và những nhà kinh doanh đến tham quan, nghiên cứu.
*Rừng tràm Trà Sư
Rừng tràm Trà Sư với diện tích 845ha vùng lõi và 643ha vùng đệm thuộc xã Văn Giáo, huyện Tịnh Biên tỉnh An Giang, cách TP Long Xuyên 60km. Khi đến với Trà Sư mổi lúc du khách lại thêm ngở ngàng và thích thú, khi nhận ra bao điều kì diệu của thiên nhiên mà cây rừng đang gìn giữ trong sắc hương tràm ngào ngạt.
ĐT: (84 – 76) 387 7423 – 2218025
Tuyến điểm
Đường bộ
- Tuyến Long Xuyên – Châu Đốc – Rừng Tràm Trà Sư với các điểm tham quan: khu lưu niệm chủ tịch Tôn Đức Thắng, làng du lịch sinh thái, làng bè Mỹ Hòa Hưng, làng bè Châu Đốc, làng Chăm, chợ Châu Đốc, rừng tràm Trà Sư.
- Tuyến Long Xuyên – Núi Sam – Núi Cấm – Tức Dụp với các điểm tham quan: khu lưu niệm chủ tịch Tôn Đức Thắng, làng du lịch sinh thái, làng bè Mỹ Hòa Hưng, Lăng Thoại Ngọc Hầu, Miếu Bà Chúa Xứ Núi Sam, Tây An Tự, Chùa Hang, Đỉnh Núi Sam, Khu Lâm Viên Núi Cấm Đồi Tức Dụp.
- Tuyến Núi Sam – Núi Cấm – Tức Dụp – Hồ Soài So – Óc Eo – Ba Thê – Núi Sập với các điểm tham quan: Lăng Thoại Ngọc Hầu, Miếu Bà Chúa Sứ, Tây An Tự, Đỉnh Núi Sam, Chùa Hang, Khu Lâm Viên Núi Cấm, Ba Chúc, Hồ Soài So, Đồi Tức Dụp, Linh Sơn Tự - Ba The, các hồ Núi Sập.
Đường thủy
- Tuyến Long Xuyên – Cồn Mỹ Hòa Hưng – cồn Bà Quà với các điểm tham quan: vòng rạch Long Xuyên, khu lưu niệm chủ tịch Tôn Đức Thắng, làng du lịch sinh thái – làng bè Mỹ Hòa Hưng, làng du lịch sinh thái Bình Thạnh.
- Tuyến Long Xuyên – Châu Đốc – núi Sam với các điểm tham quan: vòng rạch long xuyên, chợ nổi Long Xuyên, khu lưu niệm chủ tịch Tôn Đức Thắng, làng bè Châu Đốc, Làng Chăm, lăng Thoại Ngọc Hầu, Miếu Bà Chúa Sứ, Tây An Tự.
3 Sự kiện – Lễ hội
*Lễ hội Bà Chúa Xứ:
là một trong 15 lễ hội được công nhận cấp quốc gia . Tổ chức vào các ngày 23, 24, 25 tháng 4 âm lịch hàng năm tại miếu Bà Chúa Xứ.
*Hội đền Nguyễn Trung Trực: tổ chức tại đền Nguyễn Trung Trực ở xã Long Kiến, huyện Chợ Mới vào các ngày 18,19 tháng 10 âm lịch hàng năm.
*Lễ hội Chol Chnam Thmay: tết cổ truyền của người Khmer, diễn ra vào giữa tháng 4 dương lịch.
*Lễ Dolta và hội Đua Bò: thường được tổ chức thừ 29 tháng 08 đến 01 tháng 09 âm lịch. Nhân dịp này người Khmer vùng Bảy Núi tổ chức hội Đua Bò rất sôi nổi, thu hút nhiều người xem.
*Lễ hội Hát Gi: là lễ hội của cộng đồng người Chăm, thường được tổ chức từ ngày 7 – 10/12 (Hồi Lịch) tại các Thánh đường Hồi Giáo.
4 Món ngon vật lạ
Món ngon

*Mắm Thái: vùng biên thùy Châu Đốc xưa kia đất rộng người thưa, tôm cá đầy sông rạch. Đến mùa cá, mùa đìa, đánh bắt được bán không hết, chỉ còn cách dự trữ lâu ngày bằng việc xẻ khô, làm mắm. Người Châu Đốc có nghề làm mắm từ đó, từ mắm làm bằng ruột cá lóc trước kia nay dần chuyển thành mắm thái bằng thịt cá lóc trộn với đu đủ bào, rất được du khách gần xa ưa chuộng. Ngoài ra, Châu Đốc còn có mắm cá trèn, cá lóc, cá chốt, cá sặc, cá linh…. Đều là món ngon.
*Gỏi Sầu Đâu
“Cá trê nấu với ruột bầu
Thương anh nên lá sầu đâu đắng hoài”
Sầu đâu là một loại cây mọc tự nhiên, có nhiều ở vùng Châu Đốc An Giang. Lá và bông của cây sầu đâu được dùng làm gỏi, đây là một món ăn độc đáo của người chăm.
Người ta thường trọn đọt lá non của cây sầu đâu, sau đó tráng nước sôi rồi vớt ra, để cho ráo nước rồi trộn chua ngọt với khô sặc rằn. gỏi sầu đâu có vị đắng đặc trưng, rất thú vị với người thưởng thức.
*Ngoài ra, An Giang còn có các món đặc sản như: canh rùa, gà hấp hèm, bò bảy món Núi Sam, cháo bò Tri Tôn, bánh canh bột gạo ở chợ xã Vĩnh Trung, các loại mắm, khô,…
Và vặt mang về
*Đường thốt nốt, các loại mắm, khô,…
(Nhà Hàng Khách sạn thì tư vấn sau nhé.)



Về Đầu Trang Go down
 
Du Lịch An Giang
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» du lịch Hà Giang 30/3 tới 1/4 nào các bạn
» Xe Máy : An Giang - Kiên Giang dịp 30/4-1/5
» Tìm bạn đồng hành (nam) đi Hòn Tre (Kiên Giang) dịp 31/3 đến 1/4

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Diễn đàn cho dân du lịch bụi :: CẨM NANG DU LỊCH BỤI :: ĐI BỤI TRONG NƯỚC :: Miền Nam-
Chuyển đến