Nghe mấy đứa bạn kể về vùng núi Bidoup nay post lên cho bà con xem thử
Bidoup - Núi Bà nổi tiếng bởi vẻ đẹp hùng vĩ, với sinh cảnh đặc trưng cho hệ sinh thái rừng của vùng chuyển tiếp giữa Tây Nguyên và vùng núi thấp của Nam Việt Nam. Với núi, sông, thác, hồ trong các cánh rừng nguyên sinh, Bidoup - Núi Bà đang trở thành điểm đến thú vị cho dân du lịch thích khám phá thiên nhiên.
Đi trong rừng nguyên sinh
Rừng Bidoup - Núi Bà nằm trong hệ thống Vườn Quốc gia Việt Nam - Với diện tích trên 65 ngàn ha - Vườn Quốc gia Bidoup – Núi Bà nằm trên địa bàn hành chính huyện Lạc Dương và một phần huyện Đam Rông. Đi vào rừng Bidoup - Núi Bà, chúng ta được chiêm ngưỡng rừng kín thường xanh lá rụng, rừng kín hỗn hợp cây lá rộng và lá kim ẩm á nhiệt đới; rừng lùn đỉnh núi, rừng thưa cây lá kim (thông ba lá), kiểu phụ rừng rêu. Trong rừng Bidoup – Núi Bà chúng ta luôn bắt gặp nhiều loài cây lâu năm, thân rất lớn như chò sót, chò nước, pơmu, thông nàng, thông chàm, thông năm lá (đây là loại cây rất hiếm, chiếm tỉ lệ nhỏ, chỉ có ở một số đỉnh núi cao trong đó có Núi Bà), ngo tùng, thông hai lá dẹt (là loại thông quý hiếm của cả thế giới, thân có thể rộng 4m, cao trên 20m). Bên cạnh đó còn có giổi, long não, thông trê, thông lông gà… Rừng ở đây còn có một số loài cây thuốc quý: Đại bi, Nam sâm, Ngưu tất nam...
Rừng Bidoup - Núi Bà sở hữu 1561 loài thực vật có mạch thuộc nhiều ngành, nhiều họ, và các chi khác nhau. Trong đó, có nhiều loài nằm trong sách đỏ Việt Nam. Hệ động vật hết sức đa dạng ,với sự hiện diện của các loài thú lớn móng guốc như: Bò tót, Trâu rừng, Sơn dương, Mang lớn… Vườn Quốc gia Bidoup - Núi Bà nằm trong vùng chim đặc hữu của cao nguyên Đà Lạt và có nhiều loài nằm trong sách đỏ thế giới: Khiếu đầu đen, Khiếu đầu đen má xám, Hiếu đầu xám, Bồ câu nâu, Trèo cây mỏ vàng, Sẻ thông họng vàng, Khiếu mỏ dài, Trĩ sao, Niệc nâu.
Đến rừng Bidoup – Núi Bà chúng ta được tận mắt chứng kiến nơi khởi thủy, đầu nguồn của các con sông chảy qua khu vực Tây Nguyên, Miền Trung và Đông Nam Bộ: Đó là sông Đồng Nai khởi nguồn từ Đạ Đờn; sông K’rông Nô, K’rông Ana, Sê rê pốk… Với những dòng thác tuyệt đẹp như Liêng ca, Liêng char, thác 7 tầng, thác K’long K’lanh.
Đến một miền sơn cước
Vẻ đẹp bất tận của miền sơn cước này đã cuốn hút các nhà thám hiểm, các nhà khoa học, hàng trăm du khách trong và ngoài nước đến chiêm ngưỡng sinh vật cảnh, tham quan khu bảo tồn, thắng cảnh thiên nhiên và văn hóa bản địa, quan sát động vật hoang dã, tận hưởng không khí trong lành của thiên nhiên hoang sơ. dân du lich bụi cũng xem đây là 1 đểm đến lý thú.
Chúng ta còn có nhiều lựa chọn cho chuyến khám phá rừng Bidoup – Núi Bà. Bất kỳ một người dân bản địa nào ở xã Đạ Sa, Đạ Cháy, Đa Nhim, đều có thể là một hướng dẫn viên nhiệt tình giúp các bạn leo núi, vượt thác, đi xem lan rừng và các loại nấm… Rừng ở đây là tụ hội của hơn 300 loài lan rừng Việt Nam như: Thanh lan, Hồng lan, Vân hài, Hoàng lan... Đặc biệt người dân bản địa còn hái lượm nhiều loại nấm quý như: Linh chi, Xích chi, Hắc chi… , chỉ cần nhờ 1 người dân quen đường là ta có thể khám phá dc vùng đất đầy thú vị này,
Sức quyến rũ của rừng Bidoup – Núi Bà còn ẩn chứa ở một vùng địa hình chia cắt, trải rộng trên cao nguyên Lâm Viên, có độ cao trung bình từ 1500 đến 1800m, với những đỉnh núi mà du khách muốn được chinh phục đó là ngọn Bidoup có độ cao 2287m, núi Langbian cao 2167m. Điều ngạc nhiên thú vị là các thảm thực vật ở đây thay đổi theo độ cao, từ những thung lũnh bạt ngàn thông đến các khu rừng với vô vàn các loài cây có hàng trăm bộ gen quý hiếm. Sức hút của rừng nơi đây còn nằm ở những vách núi không thể vượt qua, những hốc ngách hiểm trở trong long dòng thác, dòng suối.... nghe nói là muốn đi liên đó
có dịp thì bà con thử khám phá và chinh phục núi nhé, nghe kể mà ghiền luôn
PS: bạn đi nhưng máy chụp hình hết pin nên o có ảnh cho ACE xem, sorry nha. lần sau nếu đi được sẽ up hình cho mọi người biết.